2019 là một năm khó khăn của thị trường bất động sản nhà ở do chính sách siết tín dụng, siết đầu tư dự án Biệt thự, ngưng xây dựng chung cư cao tầng tại trung tâm, cùng những khó khăn trong phê duyệt pháp lý và dịch bệnh Covid-19 khiến người dân có tâm lý chi tiêu vào các nhu cầu thiết yếu hơn là đầu tư vào nhà ở. Ngược lại, bất động sản công nghiệp lại trở nên “nóng” hơn bao giờ hết khi được hưởng lợi lớn từ các yếu tố vĩ mô và chiến tranh thương mại.
BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP LÊN NGÔI
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến dòng vốn FDI. Nhật Bản đã dành 2,2 tỷ USD trong gói cứu trợ kinh tế cao kỷ lục của nước này để giúp các nhà sản xuất Nhật Bản chuyển dây chuyền ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh dịch bệnh phá vỡ chuỗi cung ứng giữa các đối tác thương mại lớn. Đây là cơ hội rất tốt cho doanh nghiệp Việt Nam hợp tác, đón nhận các dòng đầu tư từ những công ty hàng đầu, tầm cỡ quốc tế.
Hiện tại cả nước có 326 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 95.500ha, trong đó hơn 65.500ha là đất công nghiệp. Từ hưởng lợi nhờ kinh tế vĩ mô và chiến tranh thương mại, giá cho thuê và tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp tăng cao. Tại miền Bắc, tỷ lệ lấp đầy đối với đất công nghiệp đạt 85,7%, nhà xưởng xây sẵn đạt 91%; tại miền Nam tương ứng là 90% và 80%.
Tại miền Bắc, tỷ lệ lấp đầy đối với đất công nghiệp đạt 85,7%, nhà xưởng xây sẵn đạt 91%; tại miền Nam tương ứng là 90% và 80%.
Cùng với đó, giá thuê bất động sản công nghiệp cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh. Hiện, giá thuê đất công nghiệp tại miền Bắc là 88,2 USD/m2/chu kỳ thuê, nhà xưởng xây sẵn 4,8 USD/m2/tháng, ở miền Nam là 132 USD/m2 và 4,5 USD/m2. Mức giá này đã tăng khoảng 30-40% so với 2-3 năm trước đó.
Không chỉ có vậy, tăng trưởng từ ngành ô tô dự kiến sẽ tạo ra cú hích cho phân khúc bất động sản khu công nghiệp. Điều này được thể hiện qua việc một loạt hãng ô tô mở rộng sản xuất, xây thêm nhà máy như VinFast xây nhà máy tại Hải Phòng (335 ha), Toyota Vietnam mở rộng nhà máy tại Vĩnh Phúc (9,1 ha), Huyndai mở rộng nhà máy tại Ninh Bình (100ha), Thaco xây thêm nhà máy Mazda tại Quảng Nam (30ha), Mitsubishi xây dựng nhà máy thứ 2 tại Nghệ An.
Điểm nhấn nữa là nguồn cung bất động sản công nghiệp 2020 sẽ gia tăng. Với thực trạng nhu cầu tăng cao và giá cho thuê ngày một cao như hiện nay, đang có một làn sóng xây dựng và mở rộng khu công nghiệp với hơn 13.000ha ở miền Bắc và 18.000ha ở miền Nam sắp được đưa vào sử dụng.
Ngoài ra, mới đây Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã được Nghị viện châu Âu thông qua, sẽ là động lực lớn cho ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và bất động sản công nghiệp nói riêng.
CÁC ĐẠI GIA ĐỊA ỐC ĐUA NHAU ĐỔ VỐN VÀO BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP
Mới đây, CTCP Đầu tư Tân Thành Long An và CTCP Quản lý Khu công nghiệp Sáng Tạo Việt Nam (VNIP) tổ chức khởi công dự án khu công nghiệp (KCN) và đô thị Việt Phát với diện tích hơn 1.800 ha - là một trong những KCN có quy mô lớn nhất hiện nay. KCN và đô thị Việt Phát nằm tại xã Tân Long, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.
Các doanh nghiệp bất động sản đua nhau đổ vốn vào phân khúc bất động sản công nghiệp sau một thời gian dài phân khúc này chưa được quan tâm đúng với tiềm năng.
Đáng chú ý, trong tổng diện tích 1.800 ha đất dự án, chủ đầu tư dành 1.200 ha cho KCN, chỉ có 625 ha cho đô thị. Sự kiện này chính thức đặt dấu mốc quan trọng đánh dấu việc các doanh nghiệp bất động sản đua nhau đổ vốn vào phân khúc bất động sản công nghiệp sau một thời gian dài phân khúc này chưa được quan tâm đúng với tiềm năng.
Trước đó, cuối tháng 3 vừa qua, chuẩn bị cho việc lấn sân sang lĩnh vực bất động sản công nghiệp, Công ty Cổ phần Vinhomes đã công bố thông tin về việc nhận chuyển nhượng cổ phần trong Công ty Cổ phần Đầu tư KCN Vinhomes (tên viết tắt VHIZ), qua đó trở thành công ty mẹ của doanh nghiệp này. Như vậy, với quyết định này, Vingroup chính thức lấn sân sang lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp (thông qua công ty con là Vinhomes).
Tuy nhiên, có thể thấy, Vingroup đã có sự chuẩn bị khá kỹ cho việc này từ trước đó, khi đổi tên quỹ đầu tư mạo hiểm Vingroup Ventures thành Công ty Cổ phần Đầu tư KCN Vinhomes. Với việc đổi tên này, Tập đoàn Vingroup - CTCP đã chính thức đặt tham vọng lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh mới - bất động sản khu công nghiệp.
Trên thực tế, việc Vingroup muốn tham gia vào lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp đã được tiết lộ trong bản thuyết trình với các nhà đầu tư kết quả kinh doanh năm 2019. Theo đó, lĩnh vực này được kỳ vọng sẽ trở thành động lực tăng trưởng mới cho nhà phát triển bất động sản số một Việt Nam từ năm 2020.
Trong một diễn biến tương tự, cuối tháng 3 vừa qua, Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển đô thị Hoà Phát (thành viên thuộc Tập đoàn Hòa Phát) bằng kinh nghiệm của mình đã nhanh chân hơn các doanh nghiệp khác đang “chạy đua” vào mảng bất động sản công nghiệp, khi gửi văn bản tới UBND tỉnh Hưng Yên xin chấp thuận chủ trương nghiên cứu, khảo sát, lập quy hoạch và thực hiện dự án đầu tư KCN Bãi Sậy thuộc các xã: Bãi Sậy, Phù Ủng, Bắc Sơn (huyện Ân Thi, Hưng Yên).
Trước đề xuất này, UBND tỉnh Hưng Yên đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ban quản lý các KCN tỉnh và các cơ quan liên quan, thẩm định đề xuất của Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển đô thị Hoà Phát.
Xu hướng này quả thực không quá bất ngờ bởi Việt Nam luôn là điểm đến hấp dẫn với các doanh nghiệp nước ngoài với lực lượng lao động trẻ và có tính cơ động cao hơn các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, chi phí lao động thấp.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng - cảng biển, hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, hệ thống kho bãi - tương đối tốt, tình hình chính trị ổn định và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới cũng là điểm cộng cho Việt Nam.
Quá trình dịch chuyển các ngành sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ diễn ra sớm nhất từ năm 2021. Do vậy, đây là lúc doanh nghiệp trong nước cần chuẩn bị tốt hệ thống kho bãi, phục vụ hoạt động lưu trữ, giao - nhận hàng hoá trong chuỗi cung ứng.
Mọi thông tin liên hệ hợp tác xúc tiến đầu tư bất động sản công nghiệp, vui lòng gọi tới Hotline: 0933023022 hoặc Email: voducphuongbds7@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét