This is default featured post 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Bình Phước

  Hôm nay (23/12), UBND tỉnh Bình Phước tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư và Lễ khánh thành tổ hợp nhà máy CPV Food.

Hội nghị có sự tham dự của các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, địa phương cùng gần 800 đại biểu, trong đó đa số là các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tham quan các gian hàng tại Hội nghị xúc tiến đầu tư

Với chủ đề “Bình Phước - Tiềm năng và cơ hội đầu tư”, hội nghị đã cung cấp bức tranh toàn cảnh về kinh tế, xã hội, kết nối và xúc tiến đầu tư. Theo lãnh đạo địa phương, Bình Phước thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển thương mại, dịch vụ logistic; du lịch sinh thái, tâm linh…. 

Hiện, Bình Phước có 13 khu công nghiệp, đến năm 2030, sẽ mở thêm 4 khu công nghiệp, nâng tổng số khu công nghiệp lên 17 khu, với tổng diện tích 10.000 ha và 40 cụm công nghiệp, với diện tích 1.600 ha. Tính đến nay, Bình Phước có gần 8.600 doanh nghiệp với vốn đăng ký kinh doanh hơn 86.000 tỷ đồng; thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) có 272 dự án, với vốn đăng ký 2,7 tỷ đô la Mỹ. 

Bà Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho biết, Bình Phước luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đến đầu tư và phát triển: “Lãnh đạo tỉnh Bình Phước luôn coi sự thành công của doanh nghiệp là sự thành công của tỉnh. Bình Phước luôn hoan nghênh, chào đón các nhà đầu tư đến tìm hiểu và đầu tư. Bình Phước cam kết luôn sát cánh và đồng hành cùng doanh nghiệp; luôn lắng nghe, chia sẻ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh".

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình bấm nút xuất lô hàng thịt gà đầu tiên của Công ty CPV Food sang thị trường Hong Kong.

Đánh giá cao môi trường đầu tư của Bình Phước, ông Nguyễn Văn Hùng-Chủ tịch HĐQT Tổng Giám đốc Công ty Becamex IDC cho biết, công ty đã xây dựng khu công nghiệp và dân cư Becamex - Bình Phước với tổng diện tích trên 4.600ha, với quy mô vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD. Hiện, Khu công nghiệp này đã thu hút được 49 dự án, trong đó nổi bật là dự án của Tập đoàn CP Thái, Tập đoàn Hayat- Thổ Nhĩ Kỳ. Sắp tới, Công ty Becamex IDC sẽ tiếp tục xây dựng khu công nghiệp và dân cư Đồng Phú với quy mô hơn 6.300 ha.

Ông Nguyễn Văn Hùng cho rằng: “Với những thay đổi mạnh mẽ và quyết liệt của Bình Phước, từ chính sách đồng hành cùng doanh nghiệp, đến những thay đổi về thủ tục hành chính, luôn tạo điều kiện và tìm cách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp một cách nhanh nhất, song hành với công tác đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hệ thống ý tế, giáo dục công, tôi tin tưởng rằng Bình Phước sẽ nắm rất nhiều ưu thế trong việc đón nhận làn sóng đầu tư mới."

Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Bình Phước.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho rằng, ngoài những lợi thế có sẵn về điều kiện tự nhiên, địa lý thì nhân tố con người và quyết tâm hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền của Bình Phước đóng vai trò quan trọng để thu hút các nguồn lực đầu tư.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình lưu ý, Bình Phước cần ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông kết nối liên vùng để tạo nên những bước đột phá trong phát triển kinh tế; sử dụng hiệu quả quỹ đất công từ tập đoàn cao su để mở rộng khu, cụm công nghiệp đón làn sóng đầu tư mới; xây dựng được liên kết chuỗi giá trị, tạo dựng phát triển thương hiệu với địa phương. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Bình Phước cần phải quan tâm hơn nữa vấn đề nhân lực để đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp:

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ lao động kỹ thuật, công nhân lành nghề có tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật để phát huy lợi thế nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp. Chú trọng phương thức doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nhân lực tại chỗ, kết hợp với thu hút chuyên gia giỏi trong và ngoài nước”.

Tại hội nghị, 35 nhà đầu tư được nhận quyết định chủ trương đầu tư với số vốn là hơn 46.000 tỷ đồng; ký kết thỏa thuận tài trợ vốn của Ngân hàng BIDV và MB Bank với Công ty CP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật Becamex Bình Phước; ký kết giữa Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt (Hàn Quốc) với Công ty cổ phần Thủy điện Thác Mơ.

Dịp này, Bình Phước cũng khánh thành tổ hợp nhà máy CPV Food. Tổ hợp nhà máy chế biến được xây dựng trên diện tích hơn 10 ha, với tổng vốn đầu tư trên 250 triệu đô la Mỹ. Đây là Tổ hợp nhà máy có quy mô hiện đại và lớn nhất khu vực Đông Nam Á với chuỗi sản xuất chăn nuôi khép kín từ trang trại đến chế biến./.


Võ Phương - 0933023022

Thủ tướng làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Phước

Thủ tướng yêu cầu Bình Phước cần nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giải quyết vấn đề lao động chất lượng cao để chính người dân địa phương được hưởng lợi.

Sáng 14/1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Phước về tình hình phát triển kinh tế xã hội năm qua và triển khai kế hoạch năm nay của địa phương. Cùng dự buổi làm việc có lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương.

Báo cáo Thủ tướng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền cho biết, với nhiều giải pháp chủ động, đổi mới, hiệu quả trong quản lý, điều hành ngay từ đầu năm 2020 nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được kết quả quan trọng và có nhiều điểm sáng, có 21/24 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,51 % thuộc nhóm cao của cả nước, thu ngân sách đạt 11.608 tỷ đồng, đạt 169 % dự toán Trung ương giao. 

Sản xuất công nghiệp tăng khá 12,5 %, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 10,3 %, kim ngạch xuất khẩu tăng 7,33 %, các hoạt động thương mại và dịch vụ đáp ứng tốt các yêu cầu phục vụ nhân dân, hoạt động văn hóa xã hội đã làm tốt công tác chăm lo đời sống đồng bào nghèo và các đối tượng chính sách, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Đấu thầu qua mạng đứng thứ 2 so với cả nước, công tác phòng, chống dịch Covid - 19 đã thành công bước đầu, toàn tỉnh không có ca mắc bệnh Covid - 19, đặc biệt tỉnh đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đúng theo yêu cầu Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị.

Mặc dù vậy, lãnh đạo tỉnh Bình Phước cũng thẳng thắn thừa nhận một số hạn chế, yếu kém của địa phương là tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy đạt khá nhưng không đạt kế hoạch 2 đề ra là 8% do tác động lớn ngoài dự báo của đại dịch Covid - 19. Trong đó nhiều ngành lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề như thu hút đầu tư, ngành thương mại, dịch vụ; tiến độ thực hiện một số dự án đầu tư công còn chậm do vướng giải phóng mặt bằng, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép còn xảy ra; tình hình tội phạm về ma túy, tín dụng đen gia tăng, tình hình khiếu nại, tố cáo tuy đã được UBND tỉnh tập trung giải quyết nhưng vẫn còn phức tạp. Đây cũng là những vấn đề được tỉnh xác định tập trung giải quyết trong thời gian tới.

Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao ý chí vươn lên mạnh mẽ của địa phương cùng sự đoàn kết quyết tâm cao của Ban thường vụ và lãnh đạo chủ chốt, qua đó giúp tỉnh đạt được nhiều thành tựu quan trọng, với nhiều cách làm mới trong việc thực hiện triển khai các Nghị quyết của Đảng, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội trong một năm 2020 bộn bề khó khăn của cả nước.

Thủ tướng cũng cho rằng, đến thời điểm này Bình Phước vẫn là một tỉnh nghèo, trong đó nhiều chỉ tiêu phát triển KTXH của tỉnh cần phải phấn đấu vươn lên, khắc phục những tồn tại, hạn chế một cách triệt để hơn nữa, để xứng đáng với tiềm năng lợi thế của địa phương.

Thủ tướng nhấn mạnh Bình Phước cần tập trung huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội để thực hiện 10 dự án trọng điểm đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI

Thủ tướng nhấn mạnh Bình Phước cần tập trung huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội để thực hiện 10 dự án trọng điểm đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI

Trên cơ sở các ý kiến góp ý của các Bộ, ngành Trung ương, Thủ tướng đề nghị, thời gian tới tỉnh cần hướng tới nền nông nghiệp hữu cơ, đảm bảo khâu chế biến tiêu thụ, tạo giá trị gia tăng lớn, tiếp tục phát huy vai trò là Trung tâm năng lượng lớn của cả nước, tạo bước đột phá trong liên kết vùng, để giữ vai trò quan trọng hơn nữa trong hành lang kinh tế mới. Đi liền với đó tập trung nghiên cứu phát triển hạ tầng giao thông, các vấn đề về thuỷ lợi đảm bảo an ninh nguồn nước.

Thủ tướng nhấn mạnh tỉnh cũng cần tập trung huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội để thực hiện 10 dự án trọng điểm đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, cùng với đó nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giải quyết vấn đề lao động chất lượng cao để chính người dân địa phương được hưởng lợi từ những thành quả phát triển kinh tế xã hội.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng cũng cho ý kiến về một số kiến nghị của tỉnh Bình Phước, đề nghị các Bộ, ngành Trung ương tiếp thu, tham mưu trình Chính phủ và các cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định./. 


Võ Phương - 0933023022

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021

ĐỒNG XOÀI – THÀNH PHỐ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN BẤT ĐỘNG SẢN CỦA BÌNH PHƯỚC

 Từ khi Đồng Xoài lên thành phố, bộ mặt kinh tế xã hội của tỉnh Bình Phước không ngừng phát triển, thu hút làn sóng đầu tư mạnh mẽ, kéo giá trị bất động sản rục rịch gia tăng.

TP. Đồng Xoài đại diện cho sức hút của bất động sản Bình Phước

Thị trường đất nền đã quen với xu hướng “đánh bắt xa bờ” của nhà đầu tư. Các thị trường mới đầy tiềm năng luôn có sức hút mạnh mẽ một khi xuất hiện thông tin tăng cấp đơn vị hành chính hoặc triển khai các trong trình trọng điểm có ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội của địa phương. Đồng Xoài, Bình Phước chính thức lên thành phố trực thuộc tỉnh vào cuối năm 2018 đánh dấu quyết tâm và đã khơi nguồn cho tiềm năng của địa phương.

Việc trở thành đô thị hạt nhân, TP. Đồng Xoài được xác định là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, là đô thị hạt nhân dẫn dắt nền kinh tế Bình Phước phát triển. Để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, đặc biệt là tiến trình đi lên đô thị loại 2 dự kiến vào 2026, ủy bản thành phố và tỉnh đã có những chỉ đạo về quy hoạch địa phương, đẩy mạnh phát triển bộ mặt đô thị, thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp, các loại hình kinh tế đô thị.

 TP. Đồng Xoài đang được đầu tư và khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước

Hạ tầng kỹ thuật của TP. Đồng Xoài đang được chú trọng như hệ thống đường giao thông, điện chiếu sáng, nhà văn hóa, khu liên hợp thể thao, hệ thống cấp, thoát nước, trường học, bệnh viện, công viên, cây xanh đô thị, nghĩa trang... Tất cả phản ánh sự chuyển biến căn bản về việc hình thành một đô thị văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.

TP. Đồng Xoài là vùng có mật độ dân cư đông đúc, đô thị hóa cao và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Bình Phước. Đồng thời đây cũng là trung tâm dịch vụ tỉnh và đầu mối kết nối với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Nguyên và Campuchia thông qua quốc lộ 14, ĐT 741, ĐT 753. Thời gian tới, thành phố tiếp tục triển khai các công trình giao thông khác như cao tốc Đồng Phú - Bình Dương, tuyến tránh Quốc lộ 14, các đường nội đô theo quy hoạch...

TP. Đồng Xoài ngày càng thể hiện rõ vai trò đô thị trọng điểm của tỉnh khi sở hữu hạ tầng đô thị, hệ thống giao thông hoàn thiện; các khu công nghiệp như Đồng Xoài I, II, III, IV đang thu hút nhiều doanh nghiệp; kinh tế phát triển, hệ thống kinh doanh thương mại – dịch vụ sầm uất... 

Thành phố bắt tay các doanh nghiệp lớn triển khai các dự án tiêu biểu như khu đô thị mới kết hợp cảnh quan hồ Suối Cam – tổng diện tích đến 1.774ha do FLC triển khai, Công viên văn hóa 34ha được HUD Nha Trang tư vấn thiết kế điều chỉnh dự án... cùng nhiều dự án khu dân cư hiện đại góp phần nâng cao diện mạo đô thị, tạo cầu nối thu hút thêm lượng đầu tư.

Nguồn: báo đầu tư

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2021

Bill Gates chính là “địa chủ” lớn nhất tại Mỹ: Sở hữu 98.000 hecta đất nông nghiệp, trải dài khắp 18 bang

The Land Report tiết lộ rằng Gates (người sở hữu khối tài sản gần 121 tỷ USD theo Forbes) đã xây dựng một danh mục đầu tư đất nông nghiệp khổng lồ trải dài khắp 18 bang của Mỹ.

Tỷ phú giàu thứ 4 thế giới Bill Gates, người tự gọi mình là "mọt sách" yêu thích lập trình hơn các hoạt động ngoài trời, đã âm thầm thâu tóm tổng cộng 98.000 hecta đất nông nghiệp trên khắp nước Mỹ. Điều này biến ông trở thành "địa chủ" nông nghiệp tư nhân lớn nhất nước này.

Trong đó, các khu đất lớn nhất của vị tỷ phú là ở Louisiana (28.000 hecta), Arkansas (19.000 hecta) và Nebraska (8.000 hecta). Ngoài ra, ông còn có cổ phần trong 11.000 hecta đất chuyển đổi ở phía tây Phoenix (Arizona), nơi đang được phát triển như một vùng ngoại ô mới.

Bill Gates là một "địa chủ" đất nông nghiệp chính hiệu

Theo nghiên cứu của The Land Report, khu đất này được công ty đầu tư cá nhân của Gates là Cascade Investments nắm giữ trực tiếp và thông qua các bên thứ ba. Một số khoản đầu tư khác của Cascade bao gồm công ty an toàn thực phẩm Ecolab, nhà bán lẻ ô tô đã qua sử dụng Vroom và công ty Đường sắt Quốc gia Canada.

Không ít người đã tỏ ra ngạc nhiên khi biết rằng một tỷ phú công nghệ như Gates lại là ông chủ đất nông nghiệp số 1 của nước Mỹ. Trên thực tế, trước đây vị tỷ phú từng tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2008, quỹ Bill & Melinda Gates đã công bố khoản tài trợ trị giá 306 triệu USD để thúc đẩy nông nghiệp năng suất cao và bền vững cho các gia đình nông dân ở châu Phi cận Sahara và Nam Á.

Chưa dừng lại ở đó, quỹ này còn đẩy mạnh đầu tư vào việc phát triển và nhân rộng các "siêu cây trồng" có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và giống bò sữa đem lại năng suất cao hơn. Năm ngoái, quỹ Bill & Melinda Gates đã công bố Gates Ag One, một tổ chức phi lợi nhuận nhằm thúc đẩy những nỗ lực trên.

Vợ chồng tỷ phú Bill Gates.

Hiện vẫn chưa rõ lượng đất nông nghiệp khổng lồ của Gates được sử dụng với mục đích gì. Cascade cũng không trả lời yêu cầu bình luận của Forbes về vấn đề này. Mặc dù vậy, một số nguồn tin cho biết các khu đất đều được sử dụng theo cách phù hợp với giá trị của quỹ Bill & Melinda Gates.

Gates không phải tỷ phú duy nhất trong danh sách những chủ sở hữu đất nông nghiệp tư nhân hàng đầu của The Land Report. Hai nhà đồng sáng lập của Wonderful Company là Stewart và Lynda Resnick (tài sản ròng: 7,1 tỷ USD) xếp thứ ba với 77.000 hecta đất. Các khu đất của hai tỷ phú này sản xuất nông phẩm cho các thương hiệu của họ bao gồm POM Wonderful, Wonderful Pistachios và Wonderful Halos.

Tuy là chủ sở hữu đất nông nghiệp lớn nhất nhưng Gates không phải là chủ sở hữu đất cá nhân lớn nhất của Mỹ. Trong danh sách 100 chủ đất hàng đầu của The Land Report, vị trí đầu bảng thuộc về Chủ tịch Liberty Media - John Malone, người sở hữu 900.000 hecta trang trại và rừng.

Trong khi đó, nhà sáng lập hãng CNN, Ted Turner, xếp thứ ba với 800.000 hecta đất trang trại tại 8 bang. Ngay cả CEO của Amazon - Jeff Bezos cũng đang đầu tư vào đất đai trên quy mô lớn. Ông giữ vị trí thứ 25 với 170.000 hecta đất chủ yếu ở phía tây Texas. 


Võ Phương - 0936554809

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2021

KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN HỘI A, BÌNH ĐỊNH – CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐỒNG BỘ, SẴN SÀNG ĐỒNG HÀNH CÙNG CÁC NHÀ ĐẦU TƯ

 Bình Định vốn nổi tiếng là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có thành phố Quy Nhơn là Đô thị loại 1, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt thời gian qua, tỉnh Bình Định đã chủ động rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch và xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển từng địa bàn; tập trung mở rộng không gian phát triển công nghiệp, xây dựng các khu, cụm công nghiệp mới, phát triển các vùng nguyên liệu có giá trị kinh tế cao; chủ động chuẩn bị tốt điều kiện về hạ tầng, nhất là đất đai; đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Nhìn chung Bình Định được đánh giá là nơi hội đủ nhiều điều kiện, từ vị trí địa lý đến hạ tầng giao thông, gồm cả cảng biển, đường sắt, hàng không và Khu kinh tế Nhơn Hội được hưởng những ưu đãi cơ chế vượt trội… Chính điều này đã giúp Bình Định có nhiều cơ hội, ưu thế lớn để đẩy mạnh thu hút FDI trong giai đoạn hậu Covid-19 và đã trở thành điểm đến tin cậy đối với các nhà đầu tư.

Chỉ riêng 4 tháng gần đây, các doanh nghiệp lớn nước ngoài muốn rót vốn vào địa phương như: Tập đoàn Mitsubishi xem xét xây dựng nhà máy sản xuất ô tô; Công ty Hyundai Aluminum Vina mong muốn đầu tư hạ tầng khu công nghiệp công nghệ cao tại Bình Định và hứa sẽ thu hút khoảng 60 nhà đầu tư Hàn Quốc đến sản xuất, kinh doanh; Công ty Cammsys (Hàn Quốc) mong muốn hợp tác phát triển dự án cung cấp ô tô điện; Tập đoàn PNE của Đức đề xuất làm dự án phát triển công viên điện gió ngoài khơi với tổng vốn hàng tỷ USD…

Đóng góp không nhỏ vào sự phát triển vượt trội này của Bình Định phải kể đến Khu công nghiệp Nhơn Hội A với cơ sở hạ tầng đồng bộ, sẵn sàng đồng hành cùng các Nhà đầu tư.

LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN HỘI A, TỈNH BÌNH ĐỊNH

KCN Nhơn Hội – Khu A với diện tích 630 ha là khu công nghiệp tập trung, đa ngành:

- Nhóm ngành công nghiệp điện, điện tử và công nghệ thông tin : Tin học phần mềm, sản phẩm điện tử dân dụng, thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị văn phòng, thiết bị điện công nghiệp và điện tử chuyên dụng.

- Nhóm ngành công nghiệp hàng tiêu dùng : dệt may, giày dép, lắp ráp xe máy, ôtô; Chế biến Nông – Lâm – Hải sản; Nhựa, thủy tinh.

- Nhóm ngành công nghiệp hóa chất: Hóa chất tiêu dùng, mỹ phẩm; Sản xuất săm lốp và các sản phẩm cao su kỹ thuật; các loại khí công nghiệp.

- Nhóm ngành công nghiệp: Vật liệu xây dựng , vật liệu trang trí nội ngoại thất; Chế biến gỗ, lâm đặc sản xuất khẩu, bao bì, dụng cụ thể dục thể thao, đồ dùng dạy học.

- Dịch vụ công cộng : Văn phòng cho thuê, Ngân hàng, Bưu điện, thuế quan, dịch vụ tổng hợp, bến xe buýt công cộng, trung tâm trưng bày sản phẩm, khu hội nghị, trung tâm đào tạo nghề, khu nghỉ tạm …

KCN Nhơn Hội – Khu A  có vị trí đắc địa với nhiều lợi thế, gần trung tâm Thành phố Quy Nhơn - là một trong ba trung tâm thương mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế của khu vực miền Trung và Tây Nguyên; vị trí chiến lược quan trọng trong Khu vực Hành lang Kinh tế Đông - Tây, hội nhập kinh tế khu vực Asean và các nước tiểu vùng sông Mekong mở rộng; thuận lợi trong lưu thông có sân bay, cảng biển quốc tế, đường bộ, đường sắt.

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ - GIAO THÔNG KẾT NỐI THUẬN LỢI – KHÍ HẬU ÔN HOÀ

Khoảng cách tới Thành phố lớn gần nhất: Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn: 06 km

Đường bộ: QL 1A đi Hà Nội – TPHCM và QL 19 đi Tây Nguyên, Lào, Campuchia

Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam - Cách ga Diêu Trì (1 trong 10 ga lớn của Việt Nam): 15km

Cảng biển: Cách cảng Quy Nhơn: 08 km, Cách cảng Nhơn Hội: 02 km, Cách cảng hàng không Phù Cát: 30 km

Đường hàng không: Cách sân bay Phù Cát: 30 Km

Điều kiện đất: Nền cát đồng nhất , Sức chịu tải: 20 tấn/m2, Mặt bằng đã san lấp

Độ cao so với mực nước biển: Thấp nhất: +4.5 m ; Cao nhất: +20m

Điều kiện khí hậu: Điều kiện khí hậu: nhiệt độ trung bình trong năm là 26,6o C, độ ẩm trung bình là 78%%, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình khoảng 1600mm -1700mm.

CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐỒNG BỘ

Hệ thống Giao thông: Đường nhánh trong khu công nghiệp rộng: 65m, 56m, 45m, 29m, 27m, 20m.

Nguồn điện lớn và ổn định

Điện lưới quốc gia 220 KV từ Phú Tài đến KKT Nhơn Hội.

Tại Khu Kinh tế có trạm biến áp 220/110KV công suất 2x125 MVA. Đường dây 110 KV từ trạm 220/110KV đến KCN Nhơn Hội A.

Trạm biến áp 110/22KV công suất 2x63MVA Nhơn Hội 1. Có thể nâng lên từ 150¸200 MVA theo nhu cầu của nhà đầu tư

Tại lô đất của Nhà đầu tư được lắp đặt Trạm biến áp theo nhu cầu phụ tải của Nhà đầu tư, do Điện lực Bình Định đầu tư.

Nước: Khối lượng nước (m3/ ngày): 24.000m3

Xử lý nước thải: GĐ 1: 14.000m3 Tiêu chuẩn Châu Âu 2 (European standard II)

Hệ thống cứu hỏa: Cột nước cứu hỏa được lắp đặt theo đường chính và đường nhánh.

Thông tin liên lạc: Hệ thống cáp quang được kết nối trong KCN

Địa chất nền KCN tốt, chi phí nền móng thấp do đó chi phí trong đầu tư xây dựng giảm

Hệ thống viễn thông hoàn chỉnh: đảm bảo đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu của Nhà đầu tư trong KCN.

Dịch vụ hỗ trợ:

Đội bảo vệ của Khu công nghiệp cùng phối hợp với công an địa phương.

Khu nhà ở cho công nhân và chuyên gia đang được triển khai và xây dựng với qui mô trên 700 ha.

Ngoài mạng lưới bưu điện tỉnh, bênh cạnh đó KCN sẽ xây hệ thống công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng nhu cầu viễn thông với nhiều loại hình. Điện thoại, ADSL được cung cấp từ mạng lưới của Tỉnh và được kéo đường dây đến tận KCN.

Thoát nước phù hợp với Quy hoạch chung của KCN. Có xây dựng trạm xử lý nước thải riêng của KCN: xử lý nước thải qua 2 cấp: xử lý sơ bộ theo tiêu chuẩn và xử lý tại trạm xử lý. Nước thải xử lý đạt TCVN 6980-2001.

Thông tin khác: Diện tích cây xanh che phủ là 15% tổng diện tích quy hoạch Hệ thống thoát nước mưa theo các tuyến đường trong KCN An ninh tốt, có Đồn công an cạnh KCN.

ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ CAO NHẤT

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp:

Đối với tất cả các dự án đầu tư:

- Áp dụng mức thuế suất 10% trong 15 năm kể từ khi dự án đi vào họat động sản xuất kinh doanh, trong đó:

+ 4 năm đầu kể từ khi dự án có thu nhập: miễn thuế hoàn toàn

+ 9 năm tiếp theo: giảm 50%

- Sau thời gian ưu đãi: Áp dụng theo mức thuế suất hiện hành theo quy định của Nhà nước.

Đối với dự án có quy mô lớn và công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài thêm nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm, do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Ưu đãi thuế nhập khẩu:

- Đối với thiết bị, máy móc (phụ tùng đi kèm), phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ, vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không đạt tiêu chuẩn chất lượng

- Dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư, dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng cơ khí, điện, điện tử

Miễn thuế nhập khẩu trong 05 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất kinh doanh

NGUỒN LAO ĐỘNG DỒI DÀO, TAY NGHỀ CAO VÀ CHI PHÍ NHÂN CÔNG THẤP

Dân số tỉnh Bình Định: 1,6 triệu người, số người trong độ tuổi lao động chiếm 55%.

Lực lượng lao động: 884.098 người, trong đó: Lao động kỹ thuật: 49.909 người ; Lao động có trình độ Cao đẳng, Đại học: 78.546 người

Nguồn lao động dồi dào, cung cấp nhiều lao động có tay nghề cho thị trường phía Nam và xuất khẩu lao động các ngành: dệt may, chế biến lâm sản, chế biến thủy hải sản. …

Trường Đại học, Cao đẳng : Có 2 trường đại học: Đại học Quy Nhơn & Đại học Quang Trung

Trường dạy nghề: Có 4 trường cao đẳng nghề và nhiều trường trung cấp nghề khác

THỦ TỤC PHÁP LÝ NHANH CHÓNG

Thủ tục thuê lại Quyền sử dụng đất nhanh chóng, đơn giản

Nhà đầu tư được hỗ trợ thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư và triển khai xây dựng, hỗ trợ tuyển dụng lao động.

GIÁ THUÊ ĐẤT CẠNH TRANH & THỜI GIAN THUÊ ĐẤT LINH HOẠT ĐỦ 50 NĂM

Giá cho thuê quyền sử dụng đất cạnh tranh, phương thức thanh toán linh hoạt. Chính sách ưu đãi về giá cho các dự án có quy mô và diện tích lớn.

Miễn tiền thuê đất thô suốt vòng đời dự án

Thời gian thuê đất đủ 50 năm

Giá điện: Giờ cao điểm: 2.735 đồng/kWh Giờ bình thường: 1.518 đồng/kWh

Giờ thấp điểm: 983 đồng/kWh

Giá nước: 0,5 USD/m3

Phí xử lý nước thải: 0,26 - 0,61USD/m3 (Tùy loại nước thải)

ĐÁNH GIÁ CỦA IIPVIETNAM VỀ KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN HỘI A

Khu công nghiệp Đô thị Nhơn Hội – Khu A do SNP làm chủ đầu tư có diện tích 630ha, thuộc Khu Kinh tế Nhơn Hội, nằm trên bán đảo Phương Mai, thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định, Việt Nam. Theo Quyết định số 514/QĐ-TTg ngày 8/5/2019 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt điều chỉnh QHC KKT Nhơn Hội tầm nhìn đến năm 2040, KCN đô thị Nhơn Hội A được phân thành: 402ha là đất công nghiệp và 228ha là đất ở đô thị.

Khu công nghiệp đô thị Nhơn Hội - Khu A có hạ tầng giao thông kết nối liền mạch, thuận lợi và đa dạng (QL 19, QL19B, QL1A, QL1D). Trong đó, Quốc lộ 19B là trục chính Bắc Nam của KCN kết nối với các tỉnh thành và cảng biển Quy Nhơn, đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư về lưu thông vận chuyển hàng hóa. Cách trung tâm TP. Quy Nhơn 6km, sân bay Phù Cát 30km, cảng Quy Nhơn 8km, Ga đường sắt Diêu Trì 15km.

Không chỉ sở hữu vị trí địa lý đắc địa, Khu công nghiệp đô thị Nhơn Hội - Khu A còn được các nhà đầu tư đánh giá cao bởi quy hoạch đồng bộ, hiện đại, có sự kết hợp hài hoà giữa cơ sở hạ tầng với các tiện ích đô thị, không gian sống, nghỉ dưỡng,… trong tổng thể Khu kinh tế, đáp ứng tốt nhu cầu cho cư dân khi làm việc tại đây .

Do đó theo đánh giá của IIP VIETNAM, Khu công nghiệp đô thị Nhơn Hội A xứng đáng là điểm đầu tư đáng tin cậy cho các Doanh nghiệp FDI.

Các chủ đầu tư trong và ngoài nước có nhu cầu xúc tiến đầu tư tại địa bàn tỉnh Bình Định vui lòng liên hệ tới Hotline: 0933023022 hoặc Email: voducphương@gmail.com

BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP LÊN NGÔI SAU THƯƠNG CHIẾN MỸ TRUNG - CÁC “ÔNG LỚN” THI NHAU “GIÀNH GIẬT” THỊ PHẦN

 2019 là một năm khó khăn của thị trường bất động sản nhà ở do chính sách siết tín dụng, siết đầu tư dự án Biệt thự, ngưng xây dựng chung cư cao tầng tại trung tâm, cùng những khó khăn trong phê duyệt pháp lý và dịch bệnh Covid-19 khiến người dân có tâm lý chi tiêu vào các nhu cầu thiết yếu hơn là đầu tư vào nhà ở. Ngược lại, bất động sản công nghiệp lại trở nên “nóng” hơn bao giờ hết khi được hưởng lợi lớn từ các yếu tố vĩ mô và chiến tranh thương mại.

BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP LÊN NGÔI

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến dòng vốn FDI. Nhật Bản đã dành 2,2 tỷ USD trong gói cứu trợ kinh tế cao kỷ lục của nước này để giúp các nhà sản xuất Nhật Bản chuyển dây chuyền ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh dịch bệnh phá vỡ chuỗi cung ứng giữa các đối tác thương mại lớn. Đây là cơ hội rất tốt cho doanh nghiệp Việt Nam hợp tác, đón nhận các dòng đầu tư từ những công ty hàng đầu, tầm cỡ quốc tế.

Hiện tại cả nước có 326 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 95.500ha, trong đó hơn 65.500ha là đất công nghiệp. Từ hưởng lợi nhờ kinh tế vĩ mô và chiến tranh thương mại, giá cho thuê và tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp tăng cao. Tại miền Bắc, tỷ lệ lấp đầy đối với đất công nghiệp đạt 85,7%, nhà xưởng xây sẵn đạt 91%; tại miền Nam tương ứng là 90% và 80%.

Tại miền Bắc, tỷ lệ lấp đầy đối với đất công nghiệp đạt 85,7%, nhà xưởng xây sẵn đạt 91%; tại miền Nam tương ứng là 90% và 80%.

Cùng với đó, giá thuê bất động sản công nghiệp cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh. Hiện, giá thuê đất công nghiệp tại miền Bắc là 88,2 USD/m2/chu kỳ thuê, nhà xưởng xây sẵn 4,8 USD/m2/tháng, ở miền Nam là 132 USD/m2 và 4,5 USD/m2. Mức giá này đã tăng khoảng 30-40% so với 2-3 năm trước đó.

Không chỉ có vậy, tăng trưởng từ ngành ô tô dự kiến sẽ tạo ra cú hích cho phân khúc bất động sản khu công nghiệp. Điều này được thể hiện qua việc một loạt hãng ô tô mở rộng sản xuất, xây thêm nhà máy như VinFast xây nhà máy tại Hải Phòng (335 ha), Toyota Vietnam mở rộng nhà máy tại Vĩnh Phúc (9,1 ha), Huyndai mở rộng nhà máy tại Ninh Bình (100ha), Thaco xây thêm nhà máy Mazda tại Quảng Nam (30ha), Mitsubishi xây dựng nhà máy thứ 2 tại Nghệ An.

Điểm nhấn nữa là nguồn cung bất động sản công nghiệp 2020 sẽ gia tăng. Với thực trạng nhu cầu tăng cao và giá cho thuê ngày một cao như hiện nay, đang có một làn sóng xây dựng và mở rộng khu công nghiệp với hơn 13.000ha ở miền Bắc và 18.000ha ở miền Nam sắp được đưa vào sử dụng.

Ngoài ra, mới đây Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã được Nghị viện châu Âu thông qua, sẽ là động lực lớn cho ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và bất động sản công nghiệp nói riêng.

CÁC ĐẠI GIA ĐỊA ỐC ĐUA NHAU ĐỔ VỐN VÀO BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP

Mới đây, CTCP Đầu tư Tân Thành Long An và CTCP Quản lý Khu công nghiệp Sáng Tạo Việt Nam (VNIP) tổ chức khởi công dự án khu công nghiệp (KCN) và đô thị Việt Phát với diện tích hơn 1.800 ha - là một trong những KCN có quy mô lớn nhất hiện nay. KCN và đô thị Việt Phát nằm tại xã Tân Long, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.

Các doanh nghiệp bất động sản đua nhau đổ vốn vào phân khúc bất động sản công nghiệp sau một thời gian dài phân khúc này chưa được quan tâm đúng với tiềm năng. 

Đáng chú ý, trong tổng diện tích 1.800 ha đất dự án, chủ đầu tư dành 1.200 ha cho KCN, chỉ có 625 ha cho đô thị. Sự kiện này chính thức đặt dấu mốc quan trọng đánh dấu việc các doanh nghiệp bất động sản đua nhau đổ vốn vào phân khúc bất động sản công nghiệp sau một thời gian dài phân khúc này chưa được quan tâm đúng với tiềm năng. 

Trước đó, cuối tháng 3 vừa qua, chuẩn bị cho việc lấn sân sang lĩnh vực bất động sản công nghiệp, Công ty Cổ phần Vinhomes đã công bố thông tin về việc nhận chuyển nhượng cổ phần trong Công ty Cổ phần Đầu tư KCN Vinhomes (tên viết tắt VHIZ), qua đó trở thành công ty mẹ của doanh nghiệp này. Như vậy, với quyết định này, Vingroup chính thức lấn sân sang lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp (thông qua công ty con là Vinhomes).

Tuy nhiên, có thể thấy, Vingroup đã có sự chuẩn bị khá kỹ cho việc này từ trước đó, khi đổi tên quỹ đầu tư mạo hiểm Vingroup Ventures thành Công ty Cổ phần Đầu tư KCN Vinhomes. Với việc đổi tên này, Tập đoàn Vingroup - CTCP đã chính thức đặt tham vọng lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh mới - bất động sản khu công nghiệp.


Trên thực tế, việc Vingroup muốn tham gia vào lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp đã được tiết lộ trong bản thuyết trình với các nhà đầu tư kết quả kinh doanh năm 2019. Theo đó, lĩnh vực này được kỳ vọng sẽ trở thành động lực tăng trưởng mới cho nhà phát triển bất động sản số một Việt Nam từ năm 2020.

Trong một diễn biến tương tự, cuối tháng 3 vừa qua, Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển đô thị Hoà Phát (thành viên thuộc Tập đoàn Hòa Phát) bằng kinh nghiệm của mình đã nhanh chân hơn các doanh nghiệp khác đang “chạy đua” vào mảng bất động sản công nghiệp, khi gửi văn bản tới UBND tỉnh Hưng Yên xin chấp thuận chủ trương nghiên cứu, khảo sát, lập quy hoạch và thực hiện dự án đầu tư KCN Bãi Sậy thuộc các xã: Bãi Sậy, Phù Ủng, Bắc Sơn (huyện Ân Thi, Hưng Yên).

Trước đề xuất này, UBND tỉnh Hưng Yên đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ban quản lý các KCN tỉnh và các cơ quan liên quan, thẩm định đề xuất của Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển đô thị Hoà Phát.

Xu hướng này quả thực không quá bất ngờ bởi Việt Nam luôn là điểm đến hấp dẫn với các doanh nghiệp nước ngoài với lực lượng lao động trẻ và có tính cơ động cao hơn các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, chi phí lao động thấp. 

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng - cảng biển, hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, hệ thống kho bãi - tương đối tốt, tình hình chính trị ổn định và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới cũng là điểm cộng cho Việt Nam.

Quá trình dịch chuyển các ngành sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ diễn ra sớm nhất từ năm 2021. Do vậy, đây là lúc doanh nghiệp trong nước cần chuẩn bị tốt hệ thống kho bãi, phục vụ hoạt động lưu trữ, giao - nhận hàng hoá trong chuỗi cung ứng.

Mọi thông tin liên hệ hợp tác xúc tiến đầu tư bất động sản công nghiệp, vui lòng gọi tới Hotline: 0933023022 hoặc Email: voducphuongbds7@gmail.com

Bất động sản công nghiệp: Hốt bạc khi một loạt "ông lớn" ngoại vào Việt Nam

 Theo Savills, Pegatron, Foxconn, Sharp, Nintendo, Komatsu, Lenovo đã công bố kế hoạch chuyển đến hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Bất động sản công nghiệp tiếp tục hưởng lợi.

Theo tổng kết báo cáo mới nhất của Savills Việt Nam, bất động sản công nghiệp là một trong những điểm sáng trong thị trường Việt Nam.

Việc kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19 cùng với việc ký kết các hiệp định thương mại tự do đã thúc đẩy các nhà đầu tư ngành sản xuất và hậu cần kho bãi trên toàn cầu gia tăng niềm tin vào Việt Nam. Điều này được nhận định sẽ tiếp tục kéo dài sang những tháng đầu năm 2021.

Bất động sản công nghiệp là một trong những điểm sáng trong thị trường Việt Nam

TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao, Savills Việt Nam nhận định: "Chủ trương và chỉ đạo của Thủ Tướng Chính phủ trong việc hỗ trợ và mở rộng các bất động sản công nghiệp để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam là một yếu tố tích cực. Đồng thời, những chuyển biến theo tình hình kinh tế thế giới cũng như chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng là một điểm cộng cho chuỗi cung ứng tại thị trường Việt Nam".

Đánh giá về tiềm năng của bất động sản công nghiệp trong những tháng tiếp theo của năm 2021, chuyên gia của Savills nhấn mạnh vào yếu tố dịch chuyển đầu tư của các doanh nghiệp công nghệ và sản xuất lớn từ Trung Quốc vào Việt Nam.

Việc đại dịch kéo dài thậm chí được kỳ vọng sẽ là yếu tố đẩy nhanh việc di dời các cơ sở sản xuất của các công ty đa quốc gia ra khỏi Trung Quốc.

Đáng chú ý nhất theo chuyên gia Savills, một loạt các nhà cung cấp linh kiện và lắp ráp cho Apple là Pegatron và Foxconn từ Đài Loan; Sharp, Nintendo và Komatsu từ Nhật Bản; và Lenovo từ Hồng Kông đã công bố kế hoạch chuyển đến hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam.

Có thể kể ra đây một số lý do chính cho làn sóng dịch chuyển mạnh tới các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam như: Các công ty đa quốc gia sản xuất những mặt hàng công nghệ hay tiêu dùng phải chịu áp lực cắt giảm chi phí; Các công ty có vốn FDI không chỉ thành lập nhà máy mới ở Việt Nam mà còn có động lực lớn hơn để thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng địa phương.

Sau khi đại dịch lắng xuống, lạm phát tiền lương có xu hướng tăng, khiến nhà sản xuất rời Trung Quốc đến Đông Nam Á. Ông John Campbell, Quản lý Bộ phận bất động sản công nghiệp Savills cho rằng: "Sự chuyển hướng ra khỏi Trung Quốc của các phân khúc thuộc chuỗi cung ứng ngày càng rõ rệt, nhiều chủ đầu tư mong đợi một năm bận rộn khi các rào cản được tháo dỡ".

Bên cạnh đó, bất động sản công nghiệp tại Việt Nam trong vấn đề liên kết với chuỗi cung ứng, liên kết các vấn đề kho bãi, giao thông mới chỉ ở giai đoạn đầu, chính vì vậy cần có những chiến lược đúng đắn và cụ thể hơn trong việc hỗ trợ các nhà đầu tư tham gia vào phân khúc bất động sản này.

TS Khương nhấn mạnh thêm, bất động sản công nghiệp có liên quan đến nhiều yếu tố như chuỗi cung ứng, kho bãi, cảng biển, giao thông vận tải… Đồng thời, hiện nay Chính phủ đang ưu tiên các ngành nghề tạo ra sản phẩm có hàm lượng chất xám cao vì đây là những ngành mang tính thời đại; do đó vấn đề về nhân lực, lực lượng lao động có tay nghề để đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài là một bài toán cần phải quan tâm.

Bên cạnh đó, các thủ tục trong xuất nhập khẩu cũng là bài toán cần phải cân nhắc, việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngoài nước trong việc thông quan hàng hóa cũng như là xuất hàng hóa ra nước ngoài sẽ giúp giảm thiểu được chi phí, tạo lợi thế để thu hút được nhà đầu tư nước ngoài.


Võ Phương - 0933023022

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2021

Bất động sản 2021 dưới góc nhìn phong thuỷ

 2020 là một năm xảy ra nhiều biến cố nhất trong lịch sử Thế Giới. Không chỉ dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng mà thiên tai cũng là một trong những “biến cố” khiến thị trường kinh tế trở nên suy giảm. Việc này đã ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay.

Sau những biến động của năm 2020, nhiều nhà đầu tư băn khoăn liệu có nên đầu tư bất động sản 2021. Dưới góc nhìn phong thuỷ, ông Bùi Văn Doanh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, cho biết, năm âm lịch 2021 là Tân Sửu, có can Tân và chi Sửu. Trong hàng can có 10 can thì can Tân đứng thứ 8, như một con người đã trưởng thành, đủ độ chín chắn.

Soi vào thị trường bất sản, ông Doanh cho rằng, thị trường của năm 2021 đã có “độ chín”, cả về phía yêu cầu khách quan, quy luật của thị trường và cả về phía khách hàng.

Điều này đòi hỏi thị trường của năm 2021 cần phát triển với tính chuyên nghiệp cao hơn, ít nhất thể hiện ở 2 khía cạnh: tính minh bạch và sự bảo đảm về pháp lý. Đặc biệt với nhà đầu tư thứ cấp, cần hết sức cân nhắc khi đầu tư theo kiểu lướt sóng và đầu tư theo phong trào.

Với chữ Tân Sửu của năm 2021, hàng chi có 12 chi thì chi Sửu đứng thứ hai. Như vậy, thị trường mới đang ở giai đoạn khởi đầu. Điều này nói lên rằng thị trường sẽ có những hướng mới mở ra, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi nhà phát triển bất động sản phải có những ý tưởng mới trong đầu tư kinh doanh và đưa ra được những sản phẩm mới, thậm chí là mang tính đột phá.

4 yếu tố “đập tan” kỳ vọng giá bất động sản sẽ giảm trong tương lai

Thị trường bất động sản 2021 tạo nên diện mạo mới thu hút nhà đầu tư

Về sản phẩm mới, lấy ví dụ như chung cư và nhà liền kề là những sản phẩm truyền thống, lâu nay thường na ná giống nhau, từ cấu trúc các phòng chức năng đến việc bố trí cửa, ban công… Nhiều năm nay kiến trúc này hầu như không có sự thay đổi đột phá nào đáng kể.

Trong khi đó, xu hướng xã hội thay đổi liên tục. Đơn cử như xu hướng sống tối giản từ nước ngoài đã du nhập vào nước ta một vài năm trở lại đây. Với xu hướng này, cấu trúc của căn hộ truyền thống đã không còn phù hợp, đòi hỏi một sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu của một bộ phận khách hàng mới.

Một nhược điểm nữa của các sản phẩm bất động sản là sau khi khách hàng mua thì trong suốt thời gian sử dụng, họ không thể thay đổi được về không gian. Điều này tạo nên sự nhàm chán trong cuộc sống.

Trong khi đó trên thế giới, nhiều công nghệ, giải pháp mới đã phát triển và được áp dụng vào thiết kế cũng như trong sử dụng. Ví dụ như việc tạo nên những không gian linh hoạt, tức là không gian ấy có thể thay đổi được trong quá trình sử dụng. Cơ sở của việc thay đổi không gian này là dùng các vách ngăn và kết cấu di động.

Chẳng hạn, thay vì những bức tường cố định để ngăn cách các phòng chức năng trong căn hộ như hiện nay, người ta lắp các vách ngăn di chuyển được trong phạm vi căn hộ. Do đó, các không gian trong căn hộ được thay đổi một cách linh hoạt tùy theo nhu cầu sử dụng trong từng thời điểm.

Ví dụ, khi cần sử dụng phòng khách rộng, người ta có thể di chuyển vách ngăn để thu hẹp phòng ngủ, đồng thời mở rộng không gian của phòng khách; hoặc cũng có thể ngăn phòng khách ra để tạo thêm phòng ngủ khi cần.

Người ta cũng có thể làm mới các không gian ban công bằng giải pháp này. Có lúc đây là không gian mở, có khi lại là một căn phòng nửa kín nửa mở. Việc biến đổi từng không gian chức năng này sẽ làm cho không gian chung trong căn hộ luôn thay đổi, tạo nên sự tươi mới và giúp cho cuộc sống sinh động, phong phú hơn.

“Đây chỉ là một vài ví dụ cụ thể mà qua đó, tôi muốn nói rằng các nhà phát triển bất động sản cần có sự đầu tư, nghiên cứu để đưa ra sản phẩm mới mang tính đột phá. Đơn vị nào có được đột phá trong vấn đề này sẽ tạo ra bước ngoặt trên thị trường bất động sản và sự bứt phá trong phát triển”, ông Doanh nói.

Về cơ hội mới, theo ông Doanh, đại dịch Covid-19 gây khó khăn cho thị trường bất động sản nhưng sau dịch, cơ hội mới, xu hướng mới sẽ được mở ra cho thị trường.

Tuy nhiên, các nhà phát triển bất động sản cần nghiên cứu, đoán định và nắm bắt được những cơ hội, xu hướng đó, đồng thời cũng cần tạo nên một sự đột phá mới.

Bên cạnh đó, theo phong thủy, trong chữ Tân Sửu, chi Sửu mang hành Thổ. Thổ là đất, là yếu tố cơ bản của sự sống và biểu tượng của sự trở về với bản thể. Điều đó có thể được hiểu là xu hướng sống xanh sẽ ngày càng phổ biến. Vì vậy, những sản phẩm bất động sản theo xu hướng xanh, thân thiện với môi trường sẽ ngày càng được ưa chuộng hơn, được nhiều khách hàng tìm đến hơn.

bất động sản sinh thái ven sông sẽ là tâm điểm thu hút nhà đầu tư

Có thể nói, 2021 sẽ là năm của những sản phẩm bất động sản xanh mang xu hướng cuộc sống hòa quyện với thiên nhiên. Đây cũng đang là xu hướng chọn mua nhà ở của khách hàng & nhà đầu tư trong thời gian qua. Với cuộc sống tấp nập hàng ngày, cùng với đó là bầu không khí với nhiều bụi bẩn xe cộ thì không gian sống xanh sẽ là nơi lý tưởng cho cư dân “an cư – lập nghiệp”.

Do đó, 2021 có thể nói những dự án với các sản phẩm bất động sản xanh sẽ tạo nên sức hút mới cho khách hàng. Đây cũng sẽ là điểm sáng dành cho các nhà đầu tư thông thái có thể đi trước để lựa chọn những sản phẩm tiềm năng để đầu tư nhằm thu về lợi nhuận cao cho bản thân.

Liên Hệ: 0933023022

Võ Phương

Những lý do nên đầu tư bất động sản hơn cổ phiếu

 Bất động sản và chứng khoán hiện đang là 2 kênh đầu tư có thể giúp nhà đầu tư thu về những khoản lợi nhuận cực kỳ lớn. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại thì nhà đầu tư đang ngày càng xa lánh thị trường chứng khoán hơn bởi thị trường này đang có nhiều “rủi ro tài chính” hơn.

Ngược lại, thị trường bất động sản vẫn đang được đánh giá là một kênh đầu tư tiềm năng. Vậy tại sao bất động sản lại có thể tồn tại lâu hơn và cũng là nơi tạo ra của cải tốt hơn so với chứng khoán?

Để trả lời thắc mắc này, bài viết sau sẽ nêu ra bốn lý do tại sao đầu tư thời gian để tìm hiểu bất động sản sẽ gặt hái nhiều lợi ích đầu tư hơn cho bạn về lâu dài. Nội dung chi tiết mời các bạn theo dõi những thông tin chính sau đây !

Đòn bẩy tài chính

Bởi vì ngôi nhà có thể tạo ra nguồn thu nhập lớn, một nhà đầu tư có thể sử dụng 250000 đô la để mua bất động sản có giá trị 1 000 000 đô la tiền mặt, bằng cách đi vay. Các nhà đầu tư cổ phiếu không thể và không nên sử dụng đòn bẩy khi mua cổ phiếu. Đòn bẩy là cách sử dụng nợ để tạo nên lợi nhuận trên tài sản. Đối với trường hợp khoản nợ mua nhà, người thuê nhà sẽ trả dần khoản thế chấp theo thời gian.

Lợi nhuận dài hạn và đáng tin cậy

Công nghệ đang giết chết các công ty. Ngày nay, việc chứng kiến ​​một công ty biến mất trong nháy mắt không phải là hiếm. Trong khi đó, các khu chung cư lớn có thể tạo ra thu nhập trong nhiều thập kỷ và rất khó thay thế do các quy định và chi phí xây dựng lại của chúng.

Trong khi các phương tiện truyền thông đổ dồn sự chú ý vào chứng khoán, thực tế là thị trường chứng khoán có nhiều kẻ thua cuộc hơn người chiến thắng. Chẳng hạn như, GE bị xóa tên khỏi S&P, Ford và GM đều đang hoạt động ở mức thấp nhất mọi thời đại. Và lúc này, những cổ phiếu bạn sở hữu có thể khiến bạn thua lỗ lớn.

Trong khi đó, căn hộ tại các thành phố trên khắp nước Mỹ tiếp tục cung cấp dòng tiền và tăng giá trị dù trong hoàn cảnh nào. Tiền thuê từ bất động sản có thể cung cấp dòng tiền ổn định, đáng tin cậy hàng tháng. Nhiều khoản đầu tư lĩnh vực khác chỉ cải thiện dòng tiền của bạn trong thời gian dài hoặc khi bạn bán chúng.

Khả năng đối mặt với biến động

Khi bạn mua cổ phiếu, bạn đang mua một phần của một công ty. Nếu một công ty có một triệu cổ phiếu đang lưu hành và bạn sở hữu 10 000 cổ phiếu, bạn sở hữu 1% công ty.

Khi giá trị cổ phiếu của công ty tăng lên, giá trị cổ phiếu của bạn cũng tăng theo. Hội đồng quản trị của công ty, những người được bầu bởi những người nắm giữ cổ phiếu giống như bạn để giám sát việc quản lý, quyết định bao nhiêu lợi nhuận được tái đầu tư vào việc mở rộng mỗi năm và số tiền được trả dưới dạng cổ tức bằng tiền mặt.

Khả năng đối mặt với biến động

Bất động sản với Khả năng đối mặt với biến động cực kỳ linh hoạt

Khi bạn đầu tư vào bất động sản, bạn mua quyền sở hữu đất. Bất động sản sinh ra tiền, chẳng hạn như một tòa nhà chung cư, nhà cho thuê hoặc trung tâm thương mại, nơi bạn trả chi phí, người thuê trả tiền thuê và bạn giữ phần chênh lệch làm lợi nhuận.

Bất động sản cho thuê ứng phó tốt hơn với những biến động của thị trường. Khi lạm phát tăng qua từng năm, giá bất động sản và giá thuê nhà cũng tăng trong khi khoản thế chấp vẫn giữ ở mức cũ. Tiền gốc và lãi của một khoản vay sẽ giữ nguyên đối với một khoản thế chấp có lãi suất cố định, nhưng thuế tài sản sẽ tăng theo lạm phát. Dù vậy, ở hầu hết các thị trường, thuế sẽ tương đối thấp hơn so với lãi và gốc của một khoản vay.

Bất động sản vùng ven lên ngôi nhờ hạ tầng quy hoạch đồng bộ

Tuy nhiên, đầu tư bất động sản không có tính thanh khoản cao. Trong khi một cổ đông có thể giao dịch cả triệu cổ phiếu trong một phút, thì một căn hộ với khoản nợ dài hạn sẽ có thể không giao dịch được trong nhiều năm.

Cả bất động sản và cổ phiếu đều có thể mang lại lợi nhuận tài chính dài hạn và cả hai đều đi kèm với rủi ro. Khi chọn chiến lược đầu tư phù hợp với bạn, cách tốt nhất để phòng ngừa rủi ro đó trong khi tận dụng lợi nhuận tiềm năng là đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư hoặc dự án đầu tư càng nhiều càng tốt.

Có 5 tỷ đồng, nên bỏ trứng vào giỏ nào

Đầu tư bất động sản luôn là kênh lựa chọn hàng đầu

Đầu tư bất động sản luôn là kênh đầu tư “hái ra vàng” cho quý khách hàng hiện nay. Theo các chuyên gia trên thị trường chia sẻ : “ khi chúng ta mua một sản phẩm nhà đất có vị trí đẹp thì khi bán lại hoàn toàn có thể thu về mức sinh lời từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng, Đó là chuyện hết sức bình thường trên thị trường Bất Động Sản hiện nay “.

Qua những phân tích trên có thể thấy, bất động sản mãi là kênh đầu tư “ gà đẻ trứng vàng “ thu hút nhà đầu tư hơn so với kênh chứng khoán hiện tại. Tuy nhiên để có thể để có thể thu về những mức lợi nhuận hấp dẫn đòi hỏi quý nhà đầu tư phải chọn lựa được dự án có tiềm năng sinh lời.

Nếu quý khách đang phân vân không biết đâu mới là dự án mang đến sinh lời cao thì chúng tôi xin phép giới thiệu đến mọi người một vài dự án bất động sản tiềm năng sẽ mang đến sinh lời hấp dẫn khi đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2025. Mong rằng những dự án sau đây sẽ đáp ứng được nhu cầu đầu tư của quý khách hàng & góp phần mang đến những khoản sinh lời cao cho quý khách.

Kinh tế 2021 sẽ tăng tốc mạnh

 Đang có nhiều kỳ vọng vào sự hồi phục của nền kinh tế trong năm 2021, dù khó khăn, thách thức vẫn còn không nhỏ.

Các tổ chức quốc tế tiếp tục có cái nhìn lạc quan về kinh tế Việt Nam. Ảnh: Chí Cường

Thành tích “độc nhất vô nhị” trong khủng hoảng


Số liệu thống kê cuối cùng về tình hình kinh tế - xã hội 2020, vào thời điểm bài báo này lên khuôn, chưa chính thức được công bố, song “hồi phục nhanh hơn dự kiến” là điều có thể được khẳng định.

Có thể thấy điều đó thông qua việc cả Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đồng loạt nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Cụ thể, trong Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam vừa được công bố, WB đã dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay là gần 2,8%.

Theo ông Jacques Morisset, chuyên gia kinh tế trưởng của WB Việt Nam, tuy kết quả đó thấp hơn khoảng 4,2 điểm phần trăm so với thành tích những năm gần đây, nhưng Việt Nam vẫn nằm trong “vùng tăng trưởng dương”, trong khi nền kinh tế thế giới dự kiến suy giảm ít nhất 4%. Tại khu vực Đông Á, chỉ có hai quốc gia khác, là Trung Quốc và Myanmar, dự kiến có tăng trưởng GDP dương trong năm nay.

ADB cũng điều chỉnh dự báo tăng trưởng của Việt Nam từ mức 1,8% lên 2,3% nhờ đẩy mạnh đầu tư công, tiêu dùng trong nước phục hồi, thương mại gia tăng. Ngay cả Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), định chế luôn có những dự báo rất thận trọng, thậm chí tới mức… khắt khe về kinh tế Việt Nam nói riêng, kinh tế thế giới nói chung, cũng đã nâng dự báo mức tăng trưởng của kinh tế Việt Nam năm 2020 lên 2,4%.

Sự điều chỉnh dự báo của đồng loạt các tổ chức này cho thấy một cách rõ ràng rằng, kinh tế Việt Nam đã “tốt” hơn so với dự báo. Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh và thực hiện quyết liệt nhiều biện pháp để chặn đà suy giảm kinh tế, mà kinh tế Việt Nam đã có cơ hội phục hồi cao hơn so với nhiều nước khác.

Đầu tuần trước, khi tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong thực hiện mục tiêu kép phục hồi và phát triển kinh tế, kiểm soát dịch bệnh, Việt Nam vẫn đạt được những kết quả tích cực với việc duy trì được tăng trưởng GDP. “Dự kiến, năm 2020, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt 2,5-3%”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

“Việt Nam kiên cường trong một thế giới suy sụp” là điều mà Chuyên gia kinh tế trưởng của WB đã nói. Còn TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh, Việt Nam đã đạt được những thành tích “đáng khâm phục thực sự”. Nguyên do nằm ở nền tảng tăng trưởng “ổn” và vĩ mô ổn định vững chắc trong 3 năm 2017-2019, chứ không phải chỉ ở các giải pháp quyết liệt thực hiện trong năm 2020.

Kinh tế 2021 sẽ tăng tốc mạnh mẽ

Kinh tế 2020 tạm “ổn”, nên câu hỏi đặt ra là, kinh tế 2021 sẽ như thế nào? Kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khóa XIII đã “chốt” hàng loạt mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam trong năm tới, trong đó tăng trưởng GDP là khoảng 6%; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân là khoảng 4%; tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 45-47%...

Trong khi mục tiêu kiểm soát lạm phát gần như giữ nguyên trong một vài năm gần đây, thì mục tiêu tăng trưởng lại là một thách thức lớn. Tăng trưởng 6% có nghĩa, tốc độ tăng trưởng GDP của năm tới gần như gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng đạt được của năm nay.

Tuy nhiên, các tổ chức quốc tế tiếp tục có cái nhìn lạc quan về kinh tế Việt Nam. WB dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6,8% trong năm 2021 và ổn định quanh mức 6,5% trong các năm tiếp theo. Tất nhiên, dự báo này được đưa ra dựa trên giả định rằng, khủng hoảng Covid-19 sẽ dần được kiểm soát.

“Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt để phục hồi sau đại dịch Covid-19. Quốc gia này đang có cơ hội để chọn con đường phát triển xanh hơn, thông minh hơn và bao trùm hơn, nhờ đó trở nên vững vàng hơn trước những cú sốc trong tương lai do cả đại dịch và thảm họa thiên nhiên”, bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam đã nói như vậy.

Cũng theo bà Carolyn, Việt Nam sẽ có chiến lược mới cho giai đoạn phát triển tiếp theo vào đầu năm tới, với trọng tâm là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước hội nhập với thị trường khu vực và toàn cầu, đổi mới sáng tạo và áp dụng công nghệ số… Với chiến lược này, nếu được quản lý tốt, thì Việt Nam sẽ vượt lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

“Mạnh mẽ” cũng là cụm từ được ông Jacques Morisset dùng để nói về cơ hội của kinh tế Việt Nam trong năm 2021. Theo vị chuyên gia này, dù kinh tế thế giới còn diễn biến khó lường, nhưng kinh tế Việt Nam sẽ “tăng tốc mạnh mẽ” và có thể trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Có một điều lạ, ADB lại hạ dự báo tăng trưởng kinh tế 2021 của Việt Nam. Tuy nhiên, con số vẫn là 6,1%, cao hơn cả mục tiêu mà Quốc hội quyết nghị và Chính phủ đặt ra. Còn IMF dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục trong năm 2021 với tăng trưởng GDP đạt 6,5%, lạm phát ở mức 4%.

Tuy nhiên, dự báo vẫn chỉ là dự báo. Điều quan trọng là Việt Nam phải thực hiện những giải pháp gì để đạt được mục tiêu đề ra? Điều này chắc chắn sẽ được mổ xẻ tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương, diễn ra trong 2 ngày 28-29/12/2020. Trong đó, một trong những nội dung quan trọng sẽ được tập trung thảo luận là Dự thảo Nghị quyết số 01 của Chính phủ về các giải pháp điều hành kinh tế - xã hội.

Nếu Nghị quyết số 01 được xây dựng trúng và đúng, lại được thực thi quyết liệt và hiệu quả ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm, thì kinh tế Việt Nam có thể sẽ tăng tốc mạnh mẽ trong năm 2021.

Nhiệm vụ của năm 2021 rất nặng nề, do đó, Dự thảo Nghị quyết số 01 của Chính phủ dự kiến nêu 11 nhóm giải pháp và nhiệm vụ chủ yếu trong năm 2021. Cùng với đó là các phụ lục nêu rõ các chỉ tiêu chủ yếu, 87 chỉ tiêu cụ thể cho các ngành, lĩnh vực và kịch bản tăng trưởng GDP năm 2021. Đặc biệt, phụ lục số 4 trong Dự thảo nêu rõ 206 nhiệm vụ cụ thể, với cơ quan chủ trì theo dõi, đánh giá và mốc thời gian hoàn thành.

Năm 2021, Chính phủ tiếp tục quyết tâm thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa duy trì tăng trưởng kinh tế. Phương châm hành động của Chính phủ trong năm tới, bên cạnh các yếu tố nền tảng là khát vọng, kỷ cương, đoàn kết và quyết liệt hành động, còn có thêm “đổi mới sáng tạo”. Đây chính là chìa khóa để tận dụng được các cơ hội trong những năm tới.

Võ Phương

Phía Nam sẽ có nhiều cao tốc trong 5 năm tới

 Hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố tiên quyết giúp kinh tế khu vực phát triển & thúc đẩy người dân tập trung sinh sống. Có thể dễ dàng nhận thấy những khu vực có hạ tầng giao thông động bộ & thuận tiện di chuyển sẽ tập trung rất nhiều cư dân sinh sống. Ngược lại, những khu vực có hạ tầng kém sẽ thưa thớt dân cư và các hoạt động kinh tế trong khu vực này cũng sẽ kém hơn.

Nhận thấy được tầm quan trọng của hạ tầng giao thông, các cấp lãnh đạo tỉnh ủy đã vạch ra nhiều chiến lược phát triển & nâng cấp hạ tầng giao thông cho người dân trong thời gian tới. Theo Bộ GTVT, có 12 tuyến cao tốc khu vực phía Nam đã được lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và sẽ được đầu tư trong giai đoạn 2021-2025.

TP HCM sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công 5 tuyến đường sắt trong tương lai

Các chuyên gia cho rằng những tuyến đường kết nối TP.HCM đi các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đều đã rơi vào tình trạng ùn tắc. Nguyên nhân là hạ tầng giao thông chưa phát triển xứng tầm. Đây cũng là một trong các yếu tố kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội của các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Do đó, việc sớm đầu tư mạng lưới cao tốc phía Nam là vô cùng cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Những tín hiệu vui bắt đầu

Ông Phan Công Bằng, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, nhận định cao tốc phía Nam hiện nay đang rất ít, chỉ có khoảng 100 km, gồm cả hai tuyến TP.HCM – Trung Lương và TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Đường cao tốc là một trong những yếu tố vô cùng cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, chỉ với khoảng 100 km đường cao tốc thì không thể đáp ứng được tốc độ phát triển ngày càng lớn mạnh của các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Chưa kể, các tuyến cao tốc này đều đã rơi vào tình trạng quá tải, xuống cấp.

Sơ đồ 19 tuyến cao tốc phía Nam

Tương tự, ông Nguyễn Hoài Trung, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Long An, cũng nhận định cao tốc TP.HCM – Trung Lương bị quá tải nhiều năm nay. Điều kiện kết nối giữa Long An với TP.HCM và ĐBSCL có phần bị bó hẹp, khiến kinh tế bị kìm hãm rất nhiều.

Do đó, việc đầu tư, kết nối hàng loạt cao tốc từ Long An như tuyến Chơn Thành – Đức Hòa, Đức Hòa – Mỹ An, đoạn Bình Chuẩn – quốc lộ 22 – Bến Lức… nhằm kết nối các vùng kinh tế là vô cùng cấp thiết.

Bên cạnh việc đánh giá khu vực phía Nam còn quá ít đường cao tốc, TS Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM, cho rằng hiện các dự án cao tốc phía Nam còn triển khai quá chậm.

“Song mới đây, chúng ta đã đồng loạt khởi công ba đoạn cao tốc trong đường cao tốc Bắc – Nam (trong đó có hai đoạn phía Nam gồm Dầu Giây – Phan Thiết, Phan Thiết – Vĩnh Hảo) đã là một tín hiệu vui. Hệ thống đường cao tốc mới được khởi công sẽ góp phần hình thành một hệ thống giao thông hoàn chỉnh, đồng bộ từ TP.HCM, Đông Nam bộ và ĐBSCL” – ông Cương nói.

Đầu tư trục ngang lẫn trục dọc

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cũng nhận định: Tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống đường cao tốc khu vực Đông Nam bộ và vùng ĐBSCL còn chậm so với quy hoạch được duyệt. Điều này đã phần nào ảnh hưởng đến nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Nhật, sở dĩ việc triển khai đầu tư xây dựng các tuyến đường cao tốc kết nối khu vực TP.HCM với ĐBSCL còn chậm là do gặp một số khó khăn, vướng mắc.

các tuyến cao tốc miền đông và tây sẽ được triển khai trong tương lai

Thứ nhất, đặc điểm địa hình khu vực có nền địa chất phức tạp, địa hình chia cắt bởi nhiều sông, kênh rạch nên phải xử lý nền đất yếu, xây dựng nhiều cầu. Điều này dẫn đến suất đầu tư cho các công trình lớn, thời gian thực hiện kéo dài.

Thứ hai, nguồn vốn đầu tư công trong thời gian qua bố trí cho ngành giao thông còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu. Bên cạnh đó, nguồn vốn vay ODA ngày càng kém ưu đãi. Các dự án thu hút đầu tư theo hình thức hợp tác PPP gặp nhiều khó khăn do thời gian vay vốn kéo dài. Còn nguồn vốn của tổ chức tín dụng chủ yếu là ngắn hạn, dẫn đến khó khăn trong cân đối nguồn vốn.

Thứ ba, thực tế triển khai một số dự án BOT ngành giao thông thời gian qua trong điều kiện chưa có quy định pháp luật về cơ chế chia sẻ rủi ro, đặc biệt là rủi ro về doanh thu.

Miền Tây Nam Bộ đẩy mạnh phát triển mạnh tầng giao thông nâng cao

Theo thứ trưởng, trong thời gian tới, ngoài việc tập trung hoàn thành các dự án đang triển khai, Bộ GTVT cũng tập trung nguồn lực để đầu tư các tuyến cao tốc khu vực phía Nam, các trục dọc kết nối TP.HCM với các tỉnh ĐBSCL.

Bên cạnh đó, việc đầu tư các trục ngang kết nối nội vùng cũng vô cùng quan trọng để đáp ứng nhu cầu vận tải, phát huy hiệu quả đầu tư của các công trình như sân bay, cảng biển…

Chủ tịch Quốc hội NGUYỄN THỊ KIM NGÂN phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri ở Cần Thơ ngày 24-11.

ĐBSCL có nền đất khác nơi khác, đất yếu nên chi phí làm đường cao. Những năm qua chúng ta đã rất cố gắng và trong vài năm tới đường cao tốc sẽ về tới Cần Thơ. Cùng với đó, chúng ta nâng cấp các hệ thống giao thông trục chính, trục ngang khu vực ĐBSCL. Hiện nhiều tuyến đã được đưa vào kế hoạch đầu tư trung hạn 2021-2025.

Kêu gọi nguồn lực xã hội để đầu tư

Theo quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại Quyết định số 326/2016), khu vực Đông Nam bộ và ĐBSCL sẽ hình thành 13 tuyến đường cao tốc với tổng chiều dài 2.086 km.

Các tuyến này bao gồm: Cao tốc vành đai, cao tốc hướng tâm của TP.HCM; các tuyến cao tốc trục dọc phía đông và phía tây kết nối các tỉnh Đông Nam bộ với ĐBSCL; các tuyến trục ngang nội vùng ĐBSCL.

Thứ trưởng Bộ GTVT thông tin: Bộ đang xây dựng kế hoạch đầu tư hạ tầng giao thông công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Riêng khu vực Đông Nam bộ và vùng ĐBSCL, Bộ GTVT đã giao các đơn vị liên quan lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 12 dự án với chiều dài khoảng 1.070 km. Tổng mức đầu tư tất cả dự án này khoảng 119.097 tỉ đồng (bao gồm một số dự án PPP do các tỉnh, TP làm chủ đầu tư).

Theo Thứ trưởng Nguyễn Nhật, sau khi được Chính phủ, Quốc hội giao tổng mức vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các địa phương rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên, mức độ phân kỳ đầu tư của từng tuyến cao tốc (phân kỳ về chiều dài, về quy mô đầu tư…). Từ đó, Bộ GTVT sẽ lựa chọn các dự án đưa vào danh mục đầu tư giai đoạn này cho phù hợp với nguồn lực được giao để trình Chính phủ, Quốc hội chấp thuận làm cơ sở triển khai thực hiện.

“Bộ GTVT sẽ phối hợp với các địa phương kêu gọi nguồn lực xã hội để đầu tư các dự án theo hình thức PPP. Trên cơ sở cân đối nguồn lực và khả năng huy động nguồn lực xã hội, Bộ GTVT mới có thể xác định được thời gian khởi công, hoàn thành của từng dự án” – Thứ trưởng Nguyễn Nhật cho hay.

Theo tìm hiểu của PV, ngoài 13 tuyến cao tốc được Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 326 thì khu vực phía Nam còn có tuyến TP.HCM – Trung Lương đã được đưa vào sử dụng từ năm 2010.

Có năm tuyến đang được xây dựng gồm: Đoạn từ Cao Lãnh – Vàm Cống – Rạch Sỏi (đã hình thành 80 km, cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn đường cao tốc, dự kiến sẽ thông xe vào cuối năm 2020); Trung Lương – Mỹ Thuận, dài 51 km, sẽ thông tuyến trong năm 2020; Bến Lức – Long Thành, dài 58 km, dự kiến đưa vào khai thác trong năm 2023; Phan Thiết – Dầu Giây, dài 99 km, dự kiến hoàn thành trong năm 2022; Vĩnh Hảo – Phan Thiết, dài 100 km, dự kiến hoàn thành trong năm 2022.

Riêng tuyến TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây tuy đang khai thác nhưng lại nằm trong 13 tuyến được Chính phủ phê duyệt ở Quyết định số 326, do có kế hoạch mở rộng trong giai đoạn 2021-2025.

Như vậy, trong tương lai, khu vực phía Nam có tổng cộng 19 tuyến cao tốc (bao gồm cả các cao tốc vành đai), tạo thành mạng lưới giao thông liên thông các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam kết nối miền Trung và miền Bắc.

12 dự án đã lập nghiên cứu tiền khả thi

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết có 12 dự án đã được lập nghiên cứu tiền khả thi, được tập trung đầu tư trong giai đoạn 2021-2025. Những dự án này gồm:

1. Tuyến TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây (mở rộng), chiều dài 51 km; 2. Tuyến TP.HCM – Chơn Thành, chiều dài 69 km; 3. Tuyến Chơn Thành – Đức Hòa, chiều dài 84 km; 4. Tuyến Đức Hòa – Mỹ An, chiều dài 81 km.

5. Tuyến TP.HCM – Mộc Bài, chiều dài 65 km, do UBND TP.HCM chủ quản kêu gọi đầu tư PPP; 6. Tuyến Biên Hòa – Phú Mỹ – Vũng Tàu, chiều dài 47 km, do UBND tỉnh Đồng Nai chủ quản kêu gọi đầu tư PPP.

7. Đường vành đai 3 TP.HCM đoạn Bình Chuẩn – quốc lộ 22 – Bến Lức, chiều dài 89 km; 8. Đường vành đai 3 đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch, chiều dài 16,57 km.

9. Tuyến Cần Thơ – Cà Mau, chiều dài 133 km (trong đó, đoạn từ Bạc Liêu đến Cà Mau do UBND tỉnh Cà Mau chủ quản kêu gọi đầu tư PPP); 10. Tuyến Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, chiều dài 180 km; 11. Tuyến Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu, chiều dài 225 km.

12. Tuyến cao tốc An Hữu – Cao Lãnh thuộc tuyến Hồng Ngự – Trà Vinh đang được Bộ GTVT đề nghị bổ sung quy hoạch, chiều dài 30 km.

Ngoài ra, dự án cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một (Bình Dương) – Chơn Thành (Bình Phước) hiện đang được Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục bùng nổ năm 2021

 Nhiều tỉnh thành dành quỹ đất khủng cho nhà xưởng, kho bãi để đón làn sóng công nghiệp mạnh nhất hai thập niên qua.

Báo cáo của Savills Việt Nam cho biết, dự kiến làn sóng di dời khỏi Trung Quốc vào năm 2021 và 2022 sẽ đòi hỏi nhiều nguồn cung bất động sản công nghiệp hơn để đáp ứng các khoản đầu tư sản xuất có giá trị cao. Diễn biến này sẽ thúc đẩy sự bùng nổ quỹ đất công nghiệp tại khắp các tỉnh thành trên cả nước, kể cả các địa phương xa thủ phủ công nghiệp hiện hữu.

Đồng Nai đang quy hoạch thêm 8 khu công nghiệp. Chủ tịch UBND huyện Long Thành, ông Võ Tấn Đức đã công bố kế hoạch xây dựng bốn khu công nghiệp mới ở Long Thành. Xã Phước Bình sẽ có thêm 2 khu công nghiệp, quy mô 900 ha, mỗi khu cho thuê thêm khoảng 500 ha. Các xã Tân Hiệp và Bình An mỗi xã sẽ phát triển một khu công nghiệp. Trong khi đó, đề nghị của Bộ Kế hoạch & Đầu tư về việc bổ sung 3 khu công nghiệp quy mô 1.300 ha vào quy hoạch của tỉnh Long An cũng được trung ương chấp thuận.

Một tập đoàn đầu tư đa ngành top đầu của Việt Nam có kế hoạch đầu tư hơn 400 triệu USD vào công ty con để phát triển bất động sản công nghiệp tại Hải Phòng, bao gồm Khu công nghiệp Nam Tràng Cát với tổng diện tích 200 ha và Thủy Nguyên có tổng diện tích 319 ha. Dự kiến hai khu công nghiệp này sẽ đi vào hoạt động năm 2021.

Khu công nghiệp Tân Tạo. Ảnh: Trần Quỳnh.

Trong quý IV/2021, khu công nghiệp Nam Sơn Hạp Lĩnh mới với quy mô 238 ha của Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (Kinh Bắc City) sẽ mang lại nguồn cung cần thiết cho tỉnh Bắc Ninh. Tại Long An thuộc phía Nam, Công ty cổ phần TIZCO và Công ty Cổ phần Quản Lý KCN Sáng Tạo Việt Nam (VNIP) sẽ tham gia đầu tư góp vốn vào Khu công nghiệp Việt Phát với tổng diện tích 1.800 ha vào năm 2021.

Ở nhóm nhà đầu tư ngoại, hoạt động đầu tư và mở rộng bất động sản công nghiệp cũng nhộn nhịp không kém. Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp BW (BWID) đã bành trướng hơn 500 ha quỹ đất công nghiệp tại 10 địa điểm thuộc tám thành phố trọng điểm, tăng từ 209 ha trong nửa đầu năm 2018. Đơn vị này tiếp tục mở rộng với tư cách là nhà phát triển bất động sản công nghiệp cho thuê lớn nhất Việt Nam đến năm 2020 và chưa có dấu hiệu dừng lại trong năm 2021. Các sản phẩm của BWID đa dạng, bao gồm nhà xưởng, nhà kho xây sẵn và nhà xưởng đo ni đóng giầy (xây theo yêu cầu của khách thuê).

Các nhà phát triển kho vận toàn cầu đã tham gia vào thị trường bất chấp đại dịch đang diễn ra. Logos Property từ Australia đầu tư vào Việt Nam thông qua một liên doanh (JV) phát triển logistics trị giá 350 triệu USD. GLP, nhà phát triển kho lớn nhất ở châu Á, đang lên kế hoạch liên doanh trị giá 1,5 tỷ USD với SEA Logistics Partners (SLP). Công ty Mirae Asset Daewoo Co và Tập đoàn Naver của Hàn Quốc cùng đầu tư 37 triệu USD vào trung tâm logistics LogisValley tại tỉnh Bắc Ninh.

Trao đổi với VnExpress, bà Trang Bùi, Giám đốc cấp cao JLL xác nhận, hàng loạt nhà sản xuất và cả các quỹ đầu tư quy mô tỷ USD đang xúc tiến cơ hội xâm nhập vào thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam trong năm 2020 để chuẩn bị cho cơ hội phát triển từ năm 2021 trở đi.

Một trong số đó có nhà đầu tư đã xúc tiến làm việc với các nhà cung ứng tại Việt Nam để thảo luận về tiêu chuẩn dịch vụ và hình thức cung ứng hàng hóa. "Năm 2020 bất động sản công nghiệp đã tăng trưởng mạnh mẽ suốt mùa dịch và năm 2021 thị trường này sẽ còn bùng nổ mạnh mẽ hơn nữa", bà Trang dự báo.


Võ Phương

'Chơn Thành giàu tiềm năng thành điểm sáng bất động sản miền ĐNB'

 Theo bà Vân Ngô - Giám đốc thị trường của JLL Việt Nam, hạ tầng phát triển, tốc độ đô thị hóa nhanh giúp Bình Phước lọt top thị trường hấp dẫn tại miền ĐNB.

- Nhiều doanh nghiệp lớn đang chuyển hướng đầu tư dự án tại miền ĐNB. Theo bà, vì sao có sự chuyển dịch này?

- Thị trường bất động sản trung tâm như TP HCM ngày càng đối mặt với nhiều thách thức: khan hiếm quỹ đất sẵn có, cơ sở hạ tầng quá tải, suy thoái môi trường... Việc tiếp cận quỹ đất mới vẫn là một trở ngại lớn đối với hầu hết các nhà đầu tư. Thời gian qua, do Chính phủ kiểm soát chặt chẽ việc cấp quyền sử dụng đất và giấy phép xây dựng, nguồn cung bất động sản thời gian qua có nhiều biến động, dù nhu cầu của các phân khúc vẫn tiếp tục tăng.

Những hạn chế trên đã thúc đẩy xu hướng các dự án dịch chuyển ra xa trung tâm thành phố, nơi có quỹ đất lớn cung cấp môi trường sống xanh và rộng rãi. Đặc biệt, các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long đang ngày càng nhận được sự quan tâm đặc biệt của chủ đầu tư lẫn nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Bà Vân Ngô - Giám đốc Thị trường Công ty tư vấn và khảo sát bất động sản toàn cầu Jones Lang Lasalle (JLL) Việt Nam

- Bà đánh giá như thế nào về tiềm năng phát triển của bất động sản miền ĐNB so với các khu vực khác?

- Các nhà đầu tư phần lớn quan tâm đến các thị trường trọng điểm, không mấy mặn mà đến các khu vực xa hơn, như Bình Phước, Tây Ninh. Nguyên nhân chính là do tốc độ phát triển kinh tế tại khu vực còn chậm, địa hình cây cao su, mì chằng chịt gây khó khăn cho hoạt động kinh tế, dịch vụ.

Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, khu vực này cho thấy vai trò quan trọng khi đóng góp 20% GDP cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Chính phủ giảm từ 36,9% ( năm1998) xuống chỉ còn 5,2% (năm 2016),và tỷ lệ này tiếp tục giảm trong giai đoạn 2016-2020. Khu vực này còn quỹ đất sạch dồi dào và giá đất khá "mềm" so với nhiều tỉnh thành khác của cả nước.

Hiện tại, hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực đang được Chính phủ quan tâm lớn. Nhiều tuyến quốc lộ, cao tốc, đường ven nông thôn và cầu được xây dựng đã đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, khiến thị trường này thu hút giới đầu tư.

Quỹ đất sạch còn nhiều, giá thấp, toàn tỉnh có tiềm lực phát triển mạnh mẽ là những yếu tố khiến Chơn Thành, Tây Ninh hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư. Nguồn ảnh.

- Theo bà, đâu là điểm sáng đầu tư tại khu vực này?

- Dưới ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, Chơn Thành, Tây Ninh nói riêng và cả nước nói chung đều ít nhiều chịu tác động, đặc biệt là sau đợt Covid-19. Riêng với Chơn Thành, Tây Ninh, do nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, hàng hoá, dịch vụ chủ yếu phục vụ khách trong nước nên tác động của dịch Covid-19 được đánh giá là nhẹ nhàng hơn những nơi khác.

Bên cạnh đó, nhờ tiềm năng tự nhiên mạnh mẽ, hệ thống hạ tầng giao thông cải thiện, thị trường bất động sản các tỉnh Đông Nam Bộ đang dần chuyển mình. Trong đó, Chơn Thành, Tây Ninh đang dẫn đầu về tỷ trọng chế biến lâm sản cao su, hồ tiêu, điều trên toàn quốc, và là một trong bốn đô thị chủ chốt của vùng D9ông Nam Bộ. Với lợi thế vị trí, tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực kinh tế cửa khẩu, cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, Chơn Thành, Tây Ninh đang nâng tầm chất lượng sống của cư dân, định hướng sớm trở thành đô thị loại IV. Thị trường bất động sản Chơn Thành, Tây Ninh vì thế cũng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư.

- Các chính sách mới của Nhà nước góp phần như thế nào trong việc khai thác tiềm năng bất động sản miền ĐNB nói chung và Chơn Thành, Tây Ninh nói riêng trong tương lai?

- Chính phủ rất chú trọng vào đầu tư hạ tầng giao thông cho Đông Nam Bộ, trong đó có kết nối cao tốc từ TP HCM tới Chơn Thành, Tây Ninh với chiều dài 290 km. Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, nếu theo đúng kế hoạch, đến năm 2025 sẽ thông toàn tuyến cao tốc từ TP HCM tới Chơn Thành, Tây Ninh. Bên cạnh đó, Chơn Thành, Tây Ninh còn đón nhận các gói đầu tư vĩ mô về hạ tầng giao thông liên vùng cả về đường bộ, đường sắt và đường hàng không.

Theo quy hoạch, Chơn Thành, Tây Ninh có cửa khẩu quốc tế giáp với Campuchia. Trong đó, cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư được đánh giá là cửa khẩu lớn nhất Đông Nam Bộ với tổng vốn đầu tư 5 tỷ USD, khi đi vào hoạt động sẽ trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu, đưa ĐNB hội nhập quốc tế. Ngoài ra, Chơn Thành, Tây Ninh còn phát huy lợi thế kinh tế dịch vụ, thương mại và chủ chốt vẫn là công nghiệp xuất nhập khẩu thu hút nhiều chuyên gia, tập đoàn về đầu tư phát triển các lĩnh vực liên quan.

Nhu cầu sở hữu bất động sản của người Việt vẫn sẽ tiếp tục tăng trong tương lai và sẽ đẩy giá cao ở tất cả phân khúc. Quỹ đất vùng đô thị vệ tinh và lân cận còn rộng lớn, khả năng tạo ra được nhiều sản phẩm đa dạng, đáp ứng được nhu cầu người mua. Điều quan trọng hơn, giá đất những khu vực này nhìn chung còn thấp so với mặt bằng giá cao ở TP HCM. Đây là yếu tố thu hút sức mua tiến về các khu vực xa trung tâm.

Nhiều dự án xanh được triển khai tại thị trường miền ĐNB.

- Khách hàng quan tâm đến các dự án ở miền Tây đang quan tâm điều gì thưa bà?

- Theo ghi nhận của chúng tôi, xu hướng dịch chuyển nhà ở các tỉnh vệ tinh vùng ven diễn ra ở đối tượng mua nhà để an cư. Các nhà đầu tư muốn mở cửa hàng kinh doanh tại các tỉnh hoặc mua nhà để giữ tài sản dài hạn không bị mất giá cũng chịu chi vào các dự án này.

Xu hướng ngôi nhà cuối tuần cũng đang nở rộ. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ có nhu cầu mua bất động sản diện tích lớn làm biệt thự, resort nghỉ dưỡng, với mong muốn sở hữu không gian cây xanh, và sống chan hòa với thiên nhiên. Thời gian không sử dụng có thể uỷ thác cho chủ đầu tư khai thác cho thuê để sinh ra dòng tiền.

Nhà đầu tư cũng có thể chọn đầu tư đồng bộ vào tiện ích, dịch vụ nhằm giúp gia tăng giá trị cho dự án, thu hút khách du lịch quay trở lại, tăng lợi nhuận từ việc cho thuê.

- Lời khuyên của bà dành cho nhà đầu tư quan tâm đến thị trường đất nền tại khu vực ĐNB?

- Đối với các dự án nhà ở, các nhà đầu tư nên tìm kiếm những dự án "sạch", quỹ đất đã hoàn thành thủ tục bồi thường, hoàn tất thanh toán chi phí sử dụng đất, có quyền sử dụng đất và kế hoạch phát triển tốt. Khách hàng và nhà đầu tư cũng cần thận trọng với các cơn sốt đất và rủi ro thanh khoản của khoản đầu tư của mình, do đất nền là sản phẩm đầu tư trung đến dài hạn. Nên kiểm tra tính pháp lý của dự án, cũng như quy hoạch tại thời điểm dự định mua.

Từ phía chính quyền, thông tin các dự án hạ tầng cần minh bạch hơn nữa, kịp thời hơn để tránh việc cò đất lợi dụng việc người mua thiếu thông tin và đẩy giá bán lên cao.


Võ Phương

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More